Câu Chuyện Nuôi Yến Ở Tây Nguyên Và Cơ Hội Đổi Đời
Chim yến là loài chim vốn sống ở vách đá cheo leo dọc các tỉnh miền biển, nay được nhiều người dân ở Tây nguyên đua nhau nuôi, trong đó nhiều hộ đã thành công bước đầu. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn câu chuyện nuôi yến tại vùng núi rừng này Hiephoiyensao.org sẽ chia sẻ những câu chuyện nuôi yến ở Tây Nguyên.
Nuôi yến ở Gia Lai
Ông Nguyễn Văn Xuân – chủ ba cơ sở nuôi chim yến Mười Xuân có quy mô nhất ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) – cầm chiếc đèn pin đứng quan sát bầy yến chao lượn chuẩn bị vào tổ. Căn nhà hình chữ nhật, được xây kín bằng gạch và những hệ thống phun sương, hệ thống tạo gió, tạo độ ẩm chỉ trong vài phút yến bỗng bay kín như ong. Ba năm từ ngày ông và mấy đứa con ngồi ở vị trí cao nhất thị xã bắc loa dụ yến từ biển bay lên, đến nay đàn yến của ông đã lên tới 7.000-8.000 con.
Nuôi yến ở Lâm Đồng
Thị trấn Mađaguoi, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) vốn được xem là thủ phủ của loài chim yến trên cao nguyên Lâm Viên. Những nhà dụ loài chim này về ở trị giá cả tỉ đồng được đua nhau xây dựng. Có gia đình phất lên trông thấy, mỗi tháng cho doanh thu hàng trăm triệu đồng. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Võ (41 tuổi), ngụ tổ dân phố 7, thị trấn Mađaguoi.
Để tận mắt “mục kích sở thị” một ngôi nhà yến, nhóm phóng viên đã phải rất may mắn mới được “ông trùm yến” Nguyễn Văn Võ, 41 tuổi ở thị trấn Mađaguôi mời lên thăm nhà yến của mình. Nói là may mắn, bởi từ trước đến nay, tất cả các chủ nhà yến đều không cho phép bất cứ người nào ngoài gia đình mình leo lên nhà yến. Bởi, họ sợ giống chim quý này thấy hơi người lạ, sẽ bỏ đi, mang theo cả nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ trước đến nay của gia đình mình. Sau khi lỉnh khỉnh cõng theo máy móc tác nghiệp, leo lên hàng chục mét bằng chiếc thang gỗ mong manh, phóng viên đã tới được căn phòng tối như bưng, sặc mùi phân yến, là thế giới của loài chim đặc biệt này. Trong căn phòng diện tích chỉ khoảng 30m2 đó là nơi cư ngụ của hàng ngàn con chim yến, thấy động nên bay loạn xạ như ong vỡ tổ ra ngoài. Trên trần nhà, bám vào những thanh gỗ đóng thành những khoang hình chữ nhật, hàng trăm chiếc tổ màu trắng sữa, khum khum như bụm tay, nhiều tổ có những cặp yến non đang nằm ngủ ngon lành trong đó. Được biết sau khi cặp chim kia lớn và rời tổ, nhà chủ sẽ thu những chiếc tổ này, làm sạch lông chim bám và bán ra thị trường với giá bán buôn trên 20 triệu đồng/kg. Khoảng 70- 80 tổ sẽ cho trọng lượng 1kg.
Nghề Nuôi Yến – Có Nhất Thiết Phải Ở Vùng Biển
Nuôi yến ở Đắk Lắk
Riêng tại TP Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk, đã có một số mô hình nuôi nhỏ lẻ và cũng đã thành công. Buôn Mê Thuột cũng là nơi lý tưởng cho việc phát triển bầy đàn chim yến, có nhà yến mở máy tháng 08/2016 đến nay đã được 2.500 tổ chim, sản lượng đáng mơ ước của nhiều chủ đầu tư nhà yến. Tại hồ chứa Krông Buk Hạ nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km, nằm ở phía Đông tỉnh Đăk Lăk, thuộc xã Ea Phê, huyện Krông Păk, đàn yến hoàng sinh sống tại nhà vận hành đập với số lượng lên đến trên 7.000 chim, là nguồn cung cấp chim rất lớn cho các nhà yến tại tỉnh Đắk Lắk.
Nuôi yến ở Đắk Nông
Nuôi yến ở Kon Tum
Tin Liên Quan: Nghề nuôi yến dưới góc nhìn đa chiều